Cùng tìm hiểu về nguồn góc nguyên liệu bánh tráng tây ninh
BÁNH TRÁNG TÂY NINH – NGUỒN GỐC,
NGUYÊN LIỆU
Nói đến ẩm thực Việt Nam không thể không kể
đến các món Bánh tráng tây ninh, một trong những món ăn quen thuộc mang đậm bản
sắc Nam Bộ mà những ai đã từng ăn cũng phải thốt lên rằng” Không chê vào đâu được”.
Và đó cũng là một trong những lý do khiến các món ăn kết hợp với bánh tráng trở
thành Đặc sản tây ninh.
xem thêm
Hướng dẫn cách chế biến và sử dụng các nguyên vật liệu cho bữa ăn cùng bánh tráng tây ninh
Các điểm bán bánh đa đô lương ngonxem thêm
Hướng dẫn cách chế biến và sử dụng các nguyên vật liệu cho bữa ăn cùng bánh tráng tây ninh
Một trong số thuyết minh về nguồn gốc của
Bánh tráng tây ninh:
Được
biết đến là một trong những món ăn Đặc sản
tây ninh, nổi tiếng với hương vị “Khoái khẩu” trên khắp trong và ngoài nước,
nhưng ít ai biết được bánh tráng tây ninh có nguồn gốc từ đâu và có từ bao giờ. Theo tài liệu “Bánh tráng có từ
thời nào”_Ngoc Xuân, ở www.sgtt.com.vn, thì bánh tráng được xuất hiện vào thời
nhà Trần và được nhân dân sáng tạo ra với ý nghĩa là một lá bùa chữa bệnh. Dựa
trên cở sở một số nơi vẫn còn giữ truyền thống vạch 5 vạch ngang và 4 vạch dọc
khi làm bánh tráng gọi là bùa “ tứ tung ngũ hoành”, để có thể chữa bệnh cần phải
cuốn bánh tráng với thực phẩm trước khi dùng. Tuy nhiên, ngày nay người dân đã
sáng tạo, biến hóa để kết hợp sử dụng bánh tráng trong nhiều món ăn thông thường
tạo nên những hương vị riêng mang đậm chất Việt Nam và cũng không còn mang ý
nghĩa như bùa nữa.
Bánh tráng phơi khô được bọc nilon tránh ẩm, mốc
Nguyên liệu làm bánh tráng:
Bánh tráng tây ninh được
làm chủ yếu từ bột gạo tẻ hoặc bột mỳ (nhiều nơi dùng sắn, ngô, đậu xanh... hoặc
pha trộn chung) ngâm kỹ, say nhuyễn rồi pha lỏng vừa phải với nước. Có thể cho
vào đó một chút bột sắn dây với tỷ lệ thích hợp để bánh có thêm độ dẻo, dai, ít
bị rách và có thể tráng mỏng. Bánh tráng đúng tiêu chuẩn thường có màu trắng
trong, vị hơi mặn, tuy khô nhưng vẫn dẻo, dai không có vị chua và thoang thoảng
hương thơm của gạo và bột mỳ. Nếu pha nhiều bột sắn (khoai mì) sẽ làm cho bánh thường
có vị chua. Ngoài ra, để làm được bánh tráng ngon còn có thêm các phụ gia khác
như mè, muối, tiêu, tỏi, dừa, hành, đường... tùy theo đặc trưng của các vùng, miền.
Cách làm:
Thật
không đơn thuần có thể trở thành Đặc sản tây ninh, trải qua cả quá trình chọn lọc nguyên liệu rồi pha chế thành bột.
Người thợ làm bánh còn phải điêu luyện hơn rất nhiều kể từ khâu tráng bánh. Đầu
tiên dùng gáo múc bột đã được pha sẵn theo đúng tỷ lệ thích hợp đổ lên trên một
tấm vải được căng sẵn trên miệng nồi to có nước đang sôi bên trong. Sau đó dùng
gáo dừa trải đều một lớp bột thật mỏng theo hình tròn động tác này đòi hỏi người
thợ làm bánh phải thực sự khéo léo, nhanh nhẹn, thao tác diễn ra chỉ trong vài
giây (có thể rắc thêm mè lên trên). Chờ khi bánh chín, dùng một nan tre mỏng hoặc
một chiếc ống luồn dưới bánh gỡ ra, trải trên một cái vỉ được đan bằng tre rồi
đem phơi nắng.
Bánh tráng sau khi tráng được đem phơi nắng
0 nhận xét